“Vua côn trùng” đất thép Củ Chi.

Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngoài trại nuôi dế hiện có, tiền bán bọ cạp và cà cuống đang giúp anh Lê Thanh Tùng – “vua côn trùng” đất thép Củ Chi dễ dàng kiếm thêm tiền triệu mỗi ngày.

Anh Tùng kể cứ 1 thùng nhựa thì nuôi được 800 con dế.

 

Từ lâu, anh Tùng đã nổi tiếng là tấm gương cầu tiến, lao động cần cù và vươn lên thành tỷ phú khi gây dựng trang trại nuôi dế nổi tiếng khắp cả nước.

 

Thuần dưỡng bọ cạp

 

Với đủ các loại từ dế cơm, dế thịt, hiện anh vẫn đang duy trì ổn định tổng đàn gần 1 triệu con để cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn và phục vụ ngay tại trang trại khi khách hàng đến tham quan.

Hiện anh đang duy trì tổng đàn khoảng 800.000 con với đủ loại từ dế cơm, dế thịt…

 

Không dừng lại ở thành công bước đầu, chàng thanh niên “đất thép” vẫn không ngừng tìm tòi, thử nghiệm và cung cấp ra thị trường các món hàng độc lạ. Bọ cạp là bước đi tiếp theo.

 

Anh Tùng kể, nhiều năm trước, trong nước chưa có người nuôi nên con giống cho tới kỹ thuật đều khó tìm. Với các trại nuôi dế có sẵn, anh quyết định thuần dưỡng và phát triển đàn bọ cạp để cung cấp thêm một nguồn thực phẩm độc đáo ra thị trường.

 

“Muốn làm nghề này phải có “máu” và quyết tâm. Mỗi khi bị bọ cạp chích sẽ rất đau, cảm giác buốt kéo dài vài tiếng đồng hồ cho tới cả ngày. Bản thân tôi sau mỗi bị chích lại phải cố gắng tìm hiểu tập tính của bọ cạp để tránh né”, anh Tùng nói.

Tại trại nuôi bán hoang dã, bọ cạp sinh trưởng tốt nhờ môi trường ẩm thấp.

 

Nhìn những con bọ cạp to, đen; anh Tùng trấn an bản thân bọ cạp nuôi vẫn có độc tự nhiên nhưng tính hiền chứ không quá hung dữ. Bọ cạp to vì thịt nhiều, chứ không có nghĩa là độc tính cũng nhiều.

 

“Thả dế vào nuôi chung để chúng tự sinh sản vừa làm thức ăn cho bọ cạp. Các loại khác như cá, ốc, ếch nhái thì cho ăn dặm thêm. Bã thừa xác động vật do cà cuống chính hút dinh dưỡng xong bỏ lại cũng có thể tận dụng làm thức ăn cho bọ cạp”, anh Tùng kể.

 

Hiện tại, anh Tùng đang nuôi theo hình thức bán hoang dã. Anh vây kín một góc vườn, phủ lên đầy các gáo dừa. Đến tuổi bọ cạp trưởng thành, cứ lật từng gáo dừa ra bắt rất dễ dàng. Quan trọng là gáo dừa sẽ giữa độ ẩm cho bọ cạp phát triển.

 

Một ưu điểm nữa là bọ cạp không ăn thịt lẫn nhau nên có thể nuôi nhiều lứa, nhiều thế hệ chung trong một chỗ. Con nào đến lứa thì bán; con non và con bố mẹ được giữ lại nuôi cho sinh sản tiếp.

 

Bọ cạp được nuôi từ lúc mới sinh ra đến khi ăn thịt khoảng 2,5 tháng. Lúc này trọng lượng trung bình đạt 100 – 115 con/ 1 kg. Hiện, anh Tùng đang duy trì tổng đàn hiện vẫn duy trì ở mức 3.000 con. Giá bán ra thị trường giao động từ 700.000 – 750.000/1 kg.

Tinh dầu cà cuống nhẹ hơn nước, cho thoảng ra một mùi đặc biệt gần giống như mùi quế. Mắm cà cuống là món ăn khoái khẩu của nhiều người

 

Kiếm tiền triệu từ cà cuống

 

Vài năm trước, khi thấy giá cà cuống lên cao mà nguồn nguyên liệu tự nhiên không còn, anh bắt đầu gây đàn thương phẩm. Từ 5 con cà cuống bắt được ngoài đồng đem về làm giống, hiện nay anh chăn nuôi ổn định 5.000 con trong trại.

 

Loài động vật này dễ nuôi vì ăn tạp đủ các loại động vật, côn trùng khác. Theo anh Tùng, khâu chăn nuôi quan trọng nhất là tính toán chủ động nguồn thức ăn. Tại trại nuôi của mình, anh có khu vực nuôi dế và ao nuôi cá kế bên.

 

Về cách nuôi, phải tạo ra không gian phù hợp, tránh tình trạng nuôi nhiều con trong cùng bể sẽ dẫn đến tình trạng cà cuống tự ăn thịt nhau khi đói hoặc phát triển không tốt trong môi trường chật hẹp.

Nọc độc của loại bọ cạp này có thể gây đau buốt cả nửa ngày. Nhưng anh Tùng kể bản tính của chúng không quá hung dữ.

 

Cà cuống rất ít thịt. Bộ phận giá trị nhất trên cơ thể chúng là túi tinh dầu nằm trong ngực. Hương vị khi nướng cà cuống thơm rất nồng. Nhu cầu dùng cà cuống rất đa dạng nhưng phổ biến nhất là làm nước mắm. Ngoài tự nhiên không còn nhiều nên giá thành cao.

 

Hiện đàn cà cuống của anh Tùng có khoảng 5.000 con. Mỗi ngày anh chỉ bán 30 con, giá từ 55.000 – 60.000 đồng/con. Cùng với tiền bán con giống 300.000 đồng/con, trung bình mỗi ngày, anh kiếm trên dưới 2 triệu đồng từ trang trại cà cuống.

 

Hàng ngày, anh Tùng vẫn đều đặn cung cấp dế, cà cuống, bọ cạp cho các nhà hàng, quán ăn khắp TP Hồ Chí Minh và tỉnh thành. Điều đáng quý là anh luôn chia sẻ kỹ thuật chăn nuôi côn trùng cho tất cả mọi người hoặc nhận bao tiêu lại sản phẩm.

 

KHÁNH CHƯƠNG

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *